11. Tại sao đất nhà thờ lại không vuông vức như vậy?
Vâng, đất cát bờ rào hình thành trong suốt quá trình lịch sử nó như vậy. Bây giờ chúng ta cứ thiết kế và vẽ theo hiện trạng. Còn trong quá trình xây dựng, sẽ có sự thương thảo với hàng xòm xung quanh để làm sao cho đẹp và phong thủy nhà thờ tốt nhất. Con cháu cứ yên tâm, việc này đã có kế hoạch và nhận được sự ủng hộ cao của xung quanh rồi.
12. Dự toán 2.5 tỷ, làm và phát sinh nọ kia chắc còn cao hơn. Vậy tiền đâu ra mà làm?
Đúng vậy, 2.5 tỷ là con số lớn trong bối cảnh con cháu đang chưa thực sự giàu có, họ tộc chưa có người đại gia để tài trợ cho họ. Song quan điểm chung của họ tộc là ta không có tài trợ chính thì ta có sự đồng tâm đồng lòng của toàn thể con cháu. Họ ta nhiều chi, nhiều hộ, nhiều đinh, nhiều con gái con rể... nên chỉ cần mỗi người một ít là ta đủ để làm thôi.
Ngoài ra nếu kinh phí chưa đủ làm hoàn thiện thì chúng ta ưu tiên những hạng mục quan trọng trước, ít quan trọng hơn làm sau, hoặc các hạng mục ít quan trọng như sân, vườn, bờ rào có thể làm chất liệu rẻ tiền hơn để giảm chi phí.
13. Dự toán 2.5 tỷ sao nhiều vậy? thấy xung quanh người ta làm nhà thờ chỉ một tỷ trở lại (như nhà thờ họ HOàng mới làm chỉ 800 triệu).
Dự toán này được chính con cháu trong họ có kinh nghiệm làm nhà thờ, trực tiếp thi công cả phần gỗ, phần nề và phần đá tính toán và lập giúp cho họ. Tuy nhiên chúng ta tính toán trên cơ sở dùng các vật liệu tốt nhất để đảm bảo nhà thờ vững bền với thời gian, ví dụ:
- Gỗ lim xanh toàn bộ.
- Gạch, ngói loại đặc biệt.
- Lát sàn nhà thượng, trung bằng đá tự nhiên.
- Lát tam cấp bằng đá tự nhiên chạm trỗ.
- Lát sân vườn bằng đá tự nhiên.
- Toàn bộ Táp môn, Rồng chầu ở bậc lên xuống, cuốn thư... làm bằng đá tự nhiên điêu khắc mỹ nghệ.
- Đắp Long chầu hổ phục cá chép hóa rồng.. trên mái hai nhà thượng hạ bằng Bê tông vĩnh cửu, dán sứ bát tràng do các Nghệ nhân Huế thực hiện để tạo vẻ bề thế, sáng đẹp và trường tồn với thời gian.
- Tất cả bàn thờ làm lại bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, sắm mới đồng bộ đồ thờ...
Chính vì vậy nên chi phí cũng cao hơn so với các nhà thờ bình thường. Và tất nhiên trong quá trình thực hiện cũng tùy tiền biện lễ, nếu khó khăn về kinh phí có thể phải cắt hoặc giảm một vài hạng mục để làm sau, hoặc thay đổi loại vật liệu cho giảm chi phí.
14. Tại sao lại đóng theo đinh, vậy có phải vẫn phân biệt nam nữ không?
Họ cũng đưa ra hai phương án đóng góp: Một là tính theo đinh, hai là tính theo hộ. Cứ một gia đình là một hộ, không cần biết bao nhiêu con trai bao nhiêu con gái. Con trai lập gia đình lại tính một hộ mới, con gái lấy chồng không tính. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng lâu nay vẫn mọi thứ tính theo đơn vị đinh, cho nên đề xuất ta vẫn giữ cách tính theo đinh và đó là phần trách nhiệm. Ngoài ra chúng ta không chỉ trông chờ vào đinh, chúng ta cần rất nhiều sự tự nguyện công đức của những người có tâm và có điều kiện cũng như cần sự góp sức của con gái, con rể, cháu ngoại của dòng họ.
15. Đóng một đinh bao nhiêu? Những người nghèo hoặc không có khả năng đóng thì thế nào?
Họ tộc tính toán họ mình có khoảng hơn 500 đinh. Nếu chia đều kinh phí theo đinh thì mỗi đinh sẽ đóng 5 triệu. Và chúng ta để trách nhiệm theo đinh là 4 triệu/ đinh, về nguyên tắc phần thu theo đinh là 2 tỷ chúng ta đủ để làm phần cơ bản rồi, còn phần hoàn thiện cho hoàn hảo thì ở nguồn động viên từ những con cháu hảo tâm.
Tất nhiên trong số con cháu cũng có nhiều người già cả neo đơn, có những người ốm đau bệnh tật khánh kiệt, và có cả những nhà con cháu học hành tốn kém ăn còn không đủ nói gì đóng góp... Vấn đề này được họ tộc bàn bạc và thống nhất:
- Các cụ trên 80 tuổi: không đóng bắt buộc, tùy tâm.
- Các gia đình hoàn cảnh đặc biệt không thể đòng theo quy định được: Có thể xin dãn thời hạn đóng hoặc nếu khó khăn quá thì có thể xin đóng mức thấp hơn, thậm chí có những hoàn cảnh chúng ta cho phép đóng tùy tâm.
Ngoài ra người ở nhà thay vì góp tiền có thể góp công, giá trị của công lao động của con cháu đóng góp sẽ được quy ra tiền theo giá trị trường tại địa phương.
Và bù cho những gia đình không đóng góp được hoặc đóng ít hơn định mức thì chúng ta cũng kêu gọi những người đi ra, có điều kiện hơn (cũng có nghĩa là may mắn hơn, được hưởng phúc lộ tổ tiên nhiều hơn) đóng nhiều hơn so với định mức để chia sẻ với những người anh em còn khốn khó, giúp kế hoạch xây dựng nhà thờ được thành công mỹ mãn.
16. Công tác kêu gọi con cháu đóng góp thế nào?
Họ tộc sẽ có công bố lời kêu gọi chính thức tại lễ tế họ rằm tháng 11 tới. Sau đó triển khai cho các chi truyền đạt đến từng gia đình, đến toàn bộ con cháu nội ngoại trong chi. Ngoài ra chúng ta cũng sẽ trân trọng gửi thư trong dó có thiết kế nhà thờ cũng như lời kêu gọi của họ tộc đến từng con cháu gần xa không có điều kiện về họ.
17. Tiền đóng thế nào, nếu ở xa không về được thì làm sao?
Hội đồng họ tộc sẽ lập một tài khoản ngân hàng do Trưởng tộc hoặc Thủ bộ làm chủ tài khoản để con cháu có thể chuyển khoản vào đó. Số tài khoản sẽ sớm công bố để con cháu có thể dễ dàng đóng góp. Ngoài ra có thể đòng góp bằng tiền mặt trực tiếp cho ban tài chính của họ ghi chép và quản lý.
18, Công tác lựa chọn nhà thầu thế nào?
Quá trình nghiên cứu xây dựng nhà thờ chúng ta vừa thuê đơn vị thiết kế nhưng cũng đồng thời đi khảo sát để tìm đơn vị thi công phù hợp. Tròng đó quan trọng nhất là kiểm tra kinh nghiệm, khả năng của họ bằng xem các công trình họ đã làm. Và kiểm tra giá cả bằng cách khảo giá nguyên vật liệu và giá nhân công hiện tại, so sánh với một số nhà thầu khác...và một điều kiện quan trọng là năng lực tài chính của nhà thầu phải tốt, có cam kết có thể cho họ nợ một thời gian nếu chưa đ
óng đủ tiền...
Và thật may mắn đi tìm kiếm một vòng thì chúng ta có 2 nhà thầu là con cháu trong họ đáp ứng đủ các tiêu chí ở mức độ tốt nhất: Bác Sỹ Họ Nguyễn Viết nhánh Xuân Hòa chuyên làm mộc nhà thờ và anh Thắng (con rể chú Hữu chi 3) chuyên làm phần xây và đá nhà thờ. Các nhà thầu này còn cam kết sẽ hiến một số hạng mục cho họ như là phần công đức của con cháu.
Tuy nhiên trước khi ký hợp đồng, Ban quản lý dự án chúng ta vẫn tiến hành lại một lượt rà soát lại thiết kế, khối lượng, dự toán và giá cả vật tư, nhân công để thương thảo, ký kết hợp đồng cụ thể, chính xác và đảm bảo chất lượng, giá cả tốt nhất.
19. Bao giờ thì khởi công, dự kiến bao giờ hoàn thành?
Theo kế hoạch thống nhất, rằm tháng 11 này chúng ta công bố dự án và phát động đóng góp tài chính. Ngay sau đó sẽ chuyển một phần tiền để nhà thầu gỗ xẻ gỗ để cho khô khén.
Dự kiến ra tết, đầu tháng 2 sau khi hết giỗ đầu của tộc trưởng chúng ta sẽ khởi công.
Mục tiêu nhanh thì đến rằm tháng 7 sẽ khánh thành nhà thờ, chậm thì tới giỗ tổ 10/10 hoặc rằm tháng 11 năm sau sẽ khánh thành.
20. Khi làm mới nhà hạ thì nhà hạ hiện nay xử lý thế nào?
Theo lời cụ Tổ thì nhà hạ hiện nay chuyển về cho nhà Tộc trưởng sử dụng, vì nhà này trước đây nhà tộc trưởng cũng đã sử dụng rồi. Bây giờ để xây nhà thờ thì nhà tộc trưởng phải đập bỏ nhà ở hiện tại, nên sử dụng nhà hạ của tổ để lại làm nhà thờ ông bà Cát là điều hợp tình hợp lý.
(Còn tiếp)